XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ
1. Vấn đề chuyển đổi số doanh nghiệp
Trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ, doanh nghiệp đối mặt với những bước chuyển mới để có sự phát triển bền vững. Sự tác động của công nghệ đã làm thay đổi cuộc chơi với nhu cầu của khách hàng có sự dịch chuyển, những chuẩn mực về sản phẩm, chất lượng dịch vụ được yêu cầu cao hơn. Các doanh nghiệp không thể đứng ngoài xu thế này mà cần phải thay đổi để thích nghi với tốc độ phát triển của thị trường. Do vậy, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.
Thực chất, chuyển đổi số đặt ra hai vấn đề lớn cho doanh nghiệp là “chuyển đổi” và “số”. Nói cách khác, công nghệ không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của chuyển đổi số. Trọng tâm của chuyển đổi số phải là vấn đề quản trị sự thay đổi dựa trên 4 bốn yếu tố Mô hình kinh doanh, Văn hóa, Quy trình, Công nghệ. Cụ thể hơn là năng lực tổ chức, chiến lược tổ chức, nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức linh hoạt và thích ứng nhanh trước những thay đổi không lường trước của môi trường kinh doanh.
Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin, khoảng 15% doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số, 30% đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển đổi số này đi đúng hướng thì doanh nghiệp Việt cần xây dựng một chiến lược rõ ràng.
Nguy cơ khi doanh nghiệp trì hoãn chuyển đổi số có thể kể ra là:
Đánh mất sự cập nhật
Tốc độ kỹ thuật số nhanh hơn gấp 5 lần so với cách kinh doanh truyền thống. Nếu không có sự hiện diện kỹ thuật số, doanh nghiệp rất dễ bị lạc trong một “biển” chiến lược di chuyển nhanh.
Bất lợi cạnh tranh
Khi các công ty mới xuất hiện và phá vỡ một ngành công nghiệp, việc theo kịp là cần thiết và khả năng kỹ thuật số là cách tốt nhất để duy trì sự nhanh nhẹn.
Rủi ro về thị phần
Các doanh nghiệp không phát triển và mở rộng sẽ khó giữ được thị phần. Ví dụ, Borders – nhà bán lẻ sách, tạp chí và âm nhạc nổi tiếng một thời không thể thích ứng với thị trường kỹ thuật số dẫn đến việc mất thị phần và cuối cùng là dừng hoạt động.
Cạnh tranh khốc liệt để giữ chân những nhân sự chất lượng
Nhân khẩu học lớn nhất trong lực lượng lao động hiện tại là thế hệ millennials, và thế hệ Z sẽ sớm xâm nhập. Cả hai thế hệ này đều lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số. Do đó, khi được lựa chọn, các nhóm này sẽ có xu hướng chọn làm việc cho các công ty áp dụng chuyển đổi số hơn.
Thách thức trong chuyển đổi số doanh nghiệp đang phải đối mặt:
Không có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng
Tầm nhìn mơ hồ và không rõ ràng sẽ phát sinh sai lầm và vết nứt trong giai đoạn chuẩn bị , đồng thời khiến nhân viên có thái độ phản kháng với sự chuyển đổi. Tầm nhìn là ngôi sao dẫn đường, nếu ngôi sao không rõ ràng và sáng tỏ thì các rào cản sẽ xuất hiện từ bóng tối.
Chọn sai người và sai kỹ năng
Không có gì đáng ngạc nhiên khi xuất hiện con người trong các yếu tố cản trở. Những người được cho là cản trở là “những người thay đổi giả tạo”, hoặc những người “cản trở sự thay đổi”. Và điều quan trọng là cần tìm người có kỹ năng phù hợp và có khả năng thích ứng tốt.
Không có văn hóa cho sự chuyển đổi hoặc không có văn hóa dữ liệu
Thiếu văn hóa cho sự chuyển đổi và thiếu văn hóa dữ liệu sẽ nhanh chóng trở thành rào cản ngăn chặn sự thành công của quá trình chuyển đổi số theo định hướng dữ liệu. Nếu tổ chức không được thiết lập, do thiếu sự lãnh đạo hoặc bị cản trở ở các cấp trung gian, kế hoạch chuyển đổi sẽ dần bị lãng quên.
2. Các bước căn bản trong chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp
Dưới đây là các bước đề xuất của iPeople nhằm giúp nhà lãnh đạo thực hiện quá trình số hóa hiệu quả trong tổ chức doanh nghiệp của mình, theo mô hình dưới đây:
1. Thành lập Ban lãnh đạo chuyển đổi số
Điều đầu tiên phải làm trong quá trình chuyển đổi số là thành lập Ban lãnh đạo chuyển đổi số. Ban này có thể gồm một số giám đốc điều hành cấp cao hoặc thậm chí là thành viên của C-suite. Tố chất cần thiết của lực lượng này là phải hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số và sẵn sàng thay đổi.
2. Xác định mục tiêu
Doanh nghiệp cần có một chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ và có mục tiêu cụ thể. Mục tiêu, chiến lược rõ ràng sẽ là “ngôi sao Bắc Đẩu” soi chiếu quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
3. Lựa chọn công nghệ
Bước tiếp theo là tìm ra những công nghệ sẽ được sử dụng để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số. Ví dụ, nếu công ty của bạn vẫn đang hoạt động bằng các quy trình dựa trên giấy tờ thì việc số hóa các quy trình đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm tiền, giảm thiểu sai sót, tăng năng suất và giúp quá trình của nhân viên dễ dàng hơn.
4.Thiết lập Quy trình kinh doanh mới
Sau khi đã lựa chọn được các công nghệ sẽ sử dụng, đã đến lúc tạo các quy trình kinh doanh mới mà nhân viên có thể sử dụng để làm việc hiệu quả hơn. Chuyển đổi nên diễn ra có kế hoạch với việc thử nghiệm ở một số quy trình nhỏ trong hoạt động kinh doanh công ty. Mục tiêu là để xem tác động của sự thay đổi ảnh hưởng thế nào đến hoạt động và văn hóa của công ty, từ đó có thể điều chỉnh trước khi áp dụng cho toàn bộ tổ chức.
5. Đào tạo đội nhóm
Trong một tổ chức, các nhân viên khác nhau sẽ có các cấp độ kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, việc đào tạo đội nhóm là điều cần thiết giúp toàn bộ nhân viên thích nghi với cách làm việc mới.
6.Yêu cầu phản hồi
Quá trình chuyển đổi số yêu cầu tư duy nhanh nhẹn, phi tuyến tính và sẵn sàng lặp lại. Việc yêu cầu nhân viên phản hồi và đưa những ý tưởng để áp dụng vào thực tế là rất cần thiết. Ít nhất, đó là cách dễ dàng nhất để khuyến khích họ tham gia sâu hơn vào chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp.
3. Trách nhiệm và cam kết chất lượng
Hiểu được những thách thức mà doanh nghiệp Việt đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, iPeople luôn nỗ lực hết mình để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trên con đường tiếp cận và chinh phục chuyển đổi số.
iPeople đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp Chuyển đổi số thành công với ưu thế về về xây dựng chiến lược, văn hóa doanh nghiệp, phát triển tổ chức và tư duy lãnh đạo. Hơn nữa, iPeople cũng tăng cường hợp tác với các công ty về công nghệ hàng đầu để mang đến giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp.
Để việc chuyển đổi đạt được hiệu quả, iPeople cần sự phối hợp của doanh nghiệp trong việc:
- Trao đổi trực tiếp, thống nhất mục tiêu;
- Cùng xây dựng kế hoạch hành động;
- Tích cực thực hiện và Phản hồi kịp thời;
- Tương tác liên tục, báo cáo định kỳ.
iPeople luôn đề cao vai trò chủ động của doanh nghiệp, giúp khách hàng làm chủ tri thức và năng lực tổ chức.
Leave A Comment